Bưu Điện Thành Phố, dấu ấn diễm lệ của Sài Gòn xưa
Là một trong những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn, Bưu Điện Thành Phố vẫn giữ nguyên được vẻ lộng lẫy và cổ kính của mình giữa đô thị hiện đại. Để hiểu thêm về giá trị lịch sử và kiến trúc của Tòa nhà này, hãy cùng mình khám phá nhé!
Mục lục
- Nhà Bưu Điện TP.HCM nơi điện thoại được sử dụng đầu tiên ở Việt Nam
- Kiến trúc tòa nhà Bưu Điện, di sản trăm năm của Sài Gòn
- Ghé thăm Bưu Điện Thành phố sáng mờ sương
Nhà Bưu Điện TP.HCM nơi điện thoại được sử dụng đầu tiên ở Việt Nam
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, thực dân Pháp nhanh chóng cho xây dựng các công trình công cộng và thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Nhà Bưu Điện An Nam ra đời trong hoàn cảnh đó.
Năm 1860, Nhà Bưu điện được khởi công xây dựng đến năm 1863 thì hoàn thành. Cha đẻ của công trình này là Kiến trúc sư Gustave Eiffel, người đã thiết kế Tháp Eiffel, tượng Nữ Thần Tự Do, cầu Long Biền và cầu Tràng Tiền (Hà Nội).
Bưu Điện Trung Tâm thành phố
Hoạt động chính của Nhà Bưu điện thời điểm này là đánh điện tín, nên dân mình còn gọi nơi đây là Nhà Dây Thép. Bên cạnh đó, Bưu Điện Sài Gòn còn truyền tải thư tín. Người Pháp lần đầu đưa con tem vào sử dụng tại Việt Nam.
Con tem lúc này còn rất mới mẻ với thế giới. Năm 1844, 20 năm sau khi con tem ra đời, nó đã có mặt tại Sài Gòn – Việt Nam, lúc ấy gọi là ‘con cò’. Những con tem đầu tiên của Việt Nam được truyền đi khắp thế giới vào năm 1864, từ Bưu điện Sài Gòn.
Sự phát triển của bưu điện không chỉ là một tòa nhà làm việc mà còn phải là một công trình kiến trúc để lại dấu ấn lâu dài của nghệ thuật Pháp tại Việt Nam. Đó cũng là lý do năm 1886 đến năm 1891 kiến trúc sư Villedieu và phụ tá Foulhuox đã thiết kế và xây dựng tòa nhà bưu điện như dáng vẻ ngày nay.
Sau khi Tòa nhà Bưu điện mang dáng vẻ mới, nó chỉ có hoạt động điện tín mà còn đưa vào sử dụng điện thoại. Năm 1894, lần đầu tiên điện thoại được sử dụng ở Việt Nam và nơi đầu tiên chính là Sài Gòn.
Trải qua bao biến động của lịch sử, dù thuộc chính quyền Cách mạng non trẻ năm 1945, Việt Nam Cộng Hòa và đến tận hôm nay, Bưu Điện Thành Phố đã chứng kiến nhiều đổi thay và sự phát triển không ngừng của ngành Thông Tin liên lạc nói riêng, bộ mặt đô thị Sài Gòn – TP.HCM nói chung.
Kiến trúc tòa nhà Bưu Điện, di sản trăm năm của Sài Gòn
Tòa nhà Bưu Điện sở hữu nhiều nét đặc sắc về kiến trúc, khiến cho nó trở nên đặc biệt giữa bao tòa nhà lộng lẫy của Sài Gòn, Đông Dương thời ấy.
Trước tiên phải kể đến hình dáng của khu nhà. Thông thường, người ta thường xây nhà hình chữ nhật hoặc hình vuông, nhưng Tòa nhà Bưu điện lại có hình chữ T, một dãy ngang hướng ra ngoài và một dãy hường vào bên trong.
Tòa nhà gần như giữ được dáng vẻ thời kỳ đầu
Nhìn thẳng vào tòa nhà, lấy đồng hồ làm trục chính, ta có thể nhìn thấy bên trái – bên phải của Nhà Bưu điện đều có 9 vòm cửa, theo phong cách Á Đông. Bên trên đó, ta còn thấy những bảng tên các danh nhân nổi tiếng của Pháp được trang trí kỳ công. Đây là điểm khác lạ, không tòa nhà cổ nào ở Sài Gòn có được.
Chưa hết, Bưu điện thành phố còn có nhiều bức phù điêu của nam – nữ thần đều đội vòng nguyệt quế vô cùng ấn tượng. Bên dưới là đồng hồ không số được treo ở vị trí đặc biệt nhất, mỗi phút nó nhảy một số. Năm xây dựng và năm khánh thành Bưu điện cũng được khắc bên dưới cái đồng hồ này.
Đồng hồ đặc biệt đặt ngay chính diện tòa nhà
Phù điêu cùng tên danh nhân người Pháp
Tiếp đến, đi vào bên trong, ta sẽ cảm nhận được kiến trúc Bưu Điện Thành Phố khoa học như thế nào. Tòa nhà được xây dựng với trần dạng vòm rất cao, để khí nóng dễ thoát lên trên, giữ cho nơi đây luôn mát mẻ quanh năm. Với không gian mở, dù có cửa kính nhưng Tòa nhà Bưu Điện vẫn rất thông thoáng.
Gian hàng lưu niệm trong Bưu Điện
Một món quà lưu niệm xinh xinh
Quầy làm việc của Bưu Điện Thành Phố
Bưu điện Thành Phố còn là công trình tiêu biểu của Sài Gòn mang đậm phong cách Gothic, từ mái vòng cho đến các trụ sắt. Nhìn kỹ những trụ sắt theo kiểu Tháp Eiffel bên trong tòa nhà Bưu điện, bạn sẽ thấy nó vừa có dáng vẻ kiên cố vừa mang giá trị thẩm mỹ.
Mái vòm của Tòa nhà bưu điện
Thay vì trang trí phù điêu bằng thạch cao hay bằng đá như các tòa nhà phong cách Phương Tây khác, Nhà Bưu Điện đặc biệt ở chỗ trên những trụ sắt có gắn phù điêu cũng bằng sắt vô cùng tinh xảo.
Một trụ bằng sắt bên trong bưu điện trung tâm
Vào bên trong tòa nhà, bạn sẽ nhìn thấy hai bản đồ có từ thời Pháp. Bên tay trái là bản đồ Nam Kỳ, bên tay phải là bản đồ Sài Gòn – theo địa danh xưa. Chỗ hình Bác Hồ, trước kia treo bản đồ đường bay từ Đông Dương sang Pháp.
Bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh thời Pháp thuộc
Bản đồ Sài Gòn xưa
Thêm nữa, ba cái đồng hồ treo ở bên dưới hình Bác và bản đồ đã có từ thời Pháp, một cái được chuyển ra bưu điện Hà Nội, giờ còn lại hai cái ở Bưu điện Sài Gòn.
Vị trí đặt ảnh Bác Hồ tại Bưu điện Trung Tâm TP.HCM
Ngoài ra, hoa văn gạch lót sàn và đồ gỗ của Bưu điện cũng rất tinh tế, hài hòa với không gian bên trong của tòa nhà.
Gạch hoa được lát trên sàn nhà
Các Bốt điện thoại bằng gỗ thêm phần cổ kính cho tòa nhà
Bên hông của Bưu điện cũng có các shop bán hàng thủ công mỹ nghệ
Ghé thăm Bưu Điện Thành phố sáng mờ sương
Ngày nay, tòa nhà Bưu điện vẫn ở đấy, vẫn là nơi đưa tin vui có buồn có đến cho người dân thành phố. Ở vị trí đẹp của Quận 1, bên cạnh Nhà Thờ Đức Bà và Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Bưu Điện Sài Gòn là điểm đến luôn có mặt trong mọi cuốn hướng dẫn du lịch Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh.
Bưu Điện ngày vắng khách
Bưu Điện hôm nay có thêm hai tượng đài kỷ niệm thành phố 300 năm tuổi. Hoa và cây ở đây cũng được chăm sóc hàng ngày, luôn tươi tốt khoe sắc, khoe hương.
Tượng đài bên trái Bưu Điện
Tượng đồng bên phải của Tòa nhà Bưu Điện
Một buổi sáng như bao sáng bình thường khác, khu vực này vẫn chào đón du khách đến tham quan, chụp hình lưu niệm. Vì ảnh hưởng của dịch Covid nên lượng khách tới đây chỉ bằng 1/10 của năm ngoái.
Bưu điện trung tâm là địa điểm chụp ảnh lưu niệm nổi tiếng của Sài Gòn
Hoa hồng trong khuôn viên của Bưu Điện
Dù thời thế có thay đổi thế nào, Bưu Điện Thành Phố đã là một phần của Sài Gòn hoa lệ, từ trong ký ức đến hiện tại và tương lai.
Có thể bạn quan tâm: Đường Đồng Khởi, tìm về phố Catinat hoa lệ